Tái chế 1 chai thủy tinh có thể tiết kiệm năng lượng đủ để thắp sáng 1 bóng đèn 100 watt trong vòng 4 giờ hoặc sử dụng 1 máy tính trong vòng nửa tiếng. Đấy chỉ là tái chế 1 chai thủy tinh thôi nhé! Những ly tách, chai lọ thủy tinh, kính vỡ sau khi bị vứt bỏ không hẳn đã là rác, chúng ta có thể biến chúng thành một loại tài nguyên mới. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy sử dụng thủy tinh để bảo vệ mình và môi trường sống.
Thủy tinh có hương vị 100% tinh khiết, bảo vệ sức khỏe
Ly cốc thủy tinh trong quá trình nung đốt không hàm chứa chất hóa học hữu cơ, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống nước hoặc uống các loại đồ uống khác thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng, ngoài ra bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễ rửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc, cho nên chúng ta nên dùng cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe.
Ly, Cốc thủy tinh hay các vật dụng thủy tinh có thể coi là chất liệu an toàn nhất khi sử dụng bởi trong quá trình sản xuất không chứa các chất hóa học. Không những thế, nó còn rất dễ rửa và không dễ bám bẩn, vì thế, chúng mình có thể yên tâm khi sử dụng. Xem thêm ly cốc thủy tinh cao cấp
Tiết kiệm năng lượng và chi phí
Được làm từ cát và khoáng chất khác. Việc khai thác cát gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do vậy khi chúng ta tái chế chai lọ thủy tinh thì không cần dùng nhiều cát. Ngoài ra tái chế thủy tinh rẻ tiền hơn so với việc sản xuất thủy tinh mới
Dù chất lượng và độ trong của thủy tinh tái chế không được như pha lê, nhưng nó bền hơn thủy tinh thông thường rất nhiều và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, thí dụ như nghiền nhỏ để làm nguyên liệu sản xuất gạch block, vật liệu cách âm, cách nhiệt…
Với công nghệ tái chế thủy tinh an toàn, chi phí luôn thấp hơn công nghệ khác và được thực hiện đơn giản.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Một điều ai cũng biết rằng Nhựa: Được sản xuất từ nguyên liệu dầu thô, chúng thường phân hủy trong thời gian rất lâu. Chẳng hạn như túi nhựa phải mất từ 10 đến 20 năm trong khi chai nhựa thì cần thời gian lâu hơn. Rác nhựa gây ô nhiễm môi trường, thậm chí trôi ra sông, đại dương. Có khoảng 18.000 mảnh rác nhựa đang trôi nổi trên mỗi kilomet vuông đại dương. Ước lượng khoảng 1 triệu chim biển, 100.000 động vật biển có vú và một lượng lớn cá chết mỗi năm vì các loại rác nhựa này. Rùa, cá heo, cá voi bị sặc nước và chết đói vì chúng lầm tưởng các túi nhựa là những con sứa. Đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng trong 50 năm nữa nguồn dầu để sản xuất nhựa sẽ trở nên cạn kiệt.
Chính vì thế chúng ta hãy hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa thay thế bằng vật dụng thủy tinh làm môi trường sạch hơn.
Hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường sống của bạn
Trái đất nơi chúng ta đang sống phải đối đầu với rất nhiều vấn đề khác nhau:
Hiện tượng ấm lên của toàn cầu, ô nhiễm bầu khí quyển, ô nhiễm nguồn nước, hiện tượng đảo nhiệt đô thị,…. Vấn đề nan giải là rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó những biện pháp nhằm cải thiện môi trường ngày càng được chú trọng, hạn chế các sản phẩm không thể tái chế. Chính vì thế các sản phẩm thủy tinh luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe lẫn môi trường sống của chúng ta.
Nguồn internet